Cây râu mèo có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát, công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp, được dùng trong các bài thuốc trị sỏi đường tiết niệu, tiểu tiện khó khăn, bệnh lý về gan, thận...
────────
Râu mèo còn được biết với tên gọi khác là cây bông bạc, mao trao thảo, tên khoa học là Orthosiphon spiralis (Lour.) MeR, thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.
Người ta thường dựa vào đặc điểm tự nhiên nổi bật để đặt tên cho các loài thực vật. Cây râu mèo có phần nhị và nhụy hoa mọc thò ra như hình râu con mèo vì thế được đặt tên là cây râu mèo.
Thuộc loại cây thân thảo sống lâu năm, cao khoảng 0,4-1m. Thân vuông, lá mọc đối, có cuống ngắn, chóp nhọn, mép khía răng to. Cụm hoa là chùm xim co ở ngọn thân và ở đầu cành. Hoa màu trắng sau ngả sang màu xanh tím. Bao phấn và đầu nhụy màu tím. Quả bế tư.
Hoa của cây râu mèo
Mọc hoang và được trồng ở nước ta. Trồng bằng hạt hay dâm cành. Cây còn thấy xuất hiện ở Malaixia, Indonixia, Philippin và Châu Úc.
Toàn cây - Herba Orthosiphonis.
Khi dùng làm thuốc, cắt cả cây, thu hái khi cây chưa có hoa, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.
Cây râu mèo chứa một glycosid đắng là orthosiphonin, đường, chất béo, tinh dầu, tanin và một tỷ lệ cao muối vô cơ, trong đó chủ yếu là muối kali.
Có tác giả nói còn lấy được một chất saponin tritecpenic gọi là sapophonin. Chất này thuỷ phân sẽ được sapogenin, arabinoza và hexoza. Nhưng gần đây có người không công nhận chất này.
Nước sắc hay nước pha lá râu mèo làm tăng lượng nước tiểu, đồng thời tăng cả lượng clorua, lượng ure và lượng axit uric. Còn có tác dụng chữa xung huyết gan, đường mật.
────────
Đông y đánh giá, râu mèo có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát, công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp, được dùng trong các bài thuốc trị sỏi đường tiết niệu, tiểu tiện khó khăn, bệnh lý về gan, thận...
Dưới đây là những bài thuốc từ râu meo:
Râu mèo 6 - 10g khô, rửa sạch hãm với nửa lít nước sôi như hãm trà. Chia 2 lần uống trong ngày, trước khi ăn cơm 15 - 30 phút. Uống nóng, uống liên tục 10 ngày, nghỉ 4 ngày, lại uống tiếp đợt khác.
Hoặc cỏ râu mèo, chó đẻ răng cưa, thài lài, mỗi vị 30g. Tất cả rửa sạch cho 800ml nước, sắc còn 250ml, uống trong ngày, trước khi ăn, lúc còn nóng. Dùng 5 -10 ngày một liệu trình.
Râu mèo 40g, thài là trắng 30g, Sắc lấy nước, mỗi lần hòa thêm 6g bột hoạt thạch uống trong ngày, chia làm 3 lần. Uống liền 5 - 7 ngày.
Râu mèo, thài lài, chó đẻ răng cưa, mỗi thứ 30g sắc uống. Dùng trong một tuần lễ.
Râu mèo tươi 50g, khổ qua (dây, lá, quả non, tươi) 50g, cây xấu hổ (sao vàng) 6g. Tất cả rửa sạch, băm nhỏ, cây xấu hổ sao vàng, cho 800ml nước sắc còn 250ml, uống trong ngày, dùng liên tục 1 tháng, sau đó kiểm tra lại lượng đường trong máu.
Râu mèo 40g, thài lài trắng 30g, rửa sạch cho 750ml nước, đun nhỏ lửa thêm 6g hoạt thạch, uống trong ngày. Uống liền 5 ngày. Nếu tiểu tiện bình thường thì ngừng thuốc.
Râu mèo, mã đề, bạch hoa xà thiệt thảo, mỗi vị 30g sắc uống. Chú ý phải kết hợp dùng thuốc kháng sinh của y học hiện đại đủ liều theo phác đồ.
Râu mèo 40g, tỳ giải và rễ ý dĩ mỗi vị 30g. Sắc nước uống. Dùng 3 tuần nghỉ 1 tuần.
Râu mèo, rễ cỏ xước mỗi vị 16g, mã đề 20g; rễ cỏ tranh, tô mộc, rễ cây ruột gà mỗi vị 12g. Tất cả sử dụng ở dạng khô, sắc với nửa lít nước 150 - 200ml, chia làm 2 lần uống trước bữa ăn.
Râu mèo, cỏ lưỡi rắn, cây chó đẻ, cỏ mực mỗi vị 30g, ac-ti-sô 20g. Tất cả sử dụng ở dạng khô thêm 1 lít nước sắc còn 3/4 lít để uống trong ngày. Dùng 3 tuần lễ, nghỉ 1 tuần rồi uống tiếp trong vài ba tháng.
- Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
- Với liều lượng thông thường, cây râu mèo không thấy có tác dụng gây độc cấp tính.Tuy nhiên, do tác động trên sự cân bằng ion K+, Na+… và các phân hóa tố, vì vậy, không nên dùng thường xuyên và lâu dài râu mèo với liều cao.
────────
────────
Trên đây là đặc điểm tự nhiên để nhận dạng cây râu mèo cùng với những bài thuốc trong dân gian sử dụng loại thảo dược này cho hiệu quả. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ để mọi người cùng biết đến bạn nhé. Cảm ơn bạn!