Trắc bá diệp là cây cảnh đẹp, xanh tốt quanh năm, đông y đánh giá có vị đắng, chát, hơi lạnh, quy vào 3 kinh Phế, Can và Đại tràng, có tác dụng lương huyết, cầm máu, sát trùng, thanh thấp nhiệt, làm đen râu tóc...
────────
Trắc bá diệp còn có tên khác là Trắc bách diệp, Bá tử nhân là nhân phơi hay sấy khô của Trắc bách diệp. Tên khoa học: Platycladus orientalis (L.) Franco, thuộc họ Trắc bách (Cupressaceae.)
Trắc bá diệp là loại cây cảnh đẹp, cành lá xanh tốt quanh năm, chiều cao cây có thể lên tới 8 - 10m. Thân cây phân nhiều nhánh trong những mặt thẳng đứng làm cho cây có dáng đặc biệt. Lá mọc đối, dẹp hình vẩy. Nón hình trứng 6-8 vẩy dày. Hạt hình trứng, không có cạnh, màu nâu sẫm, có một sẹo rộng màu nhạt hơn ở phía dưới. Mùa hoa tháng 4. Mùa quả tháng 9-10.
Cây được trồng làm thuốc hoặc làm cảnh ở Nga, Trung Quốc và Việt Nam.
Thu hái:
- Lá thu hái quanh năm, (tốt nhất là tháng 9-11), hái cả cành, cắt bỏ cành to, phơi khô trong mát.
- Hạt trắc bách diệp (bá tử nhân): hái vào mùa thu, đông phơi khô, xát bỏ vẩy ngoài, lấy nhân phơi khô.
────────
Đông y đánh giá trắc bá diệp có vị đắng, chát, hơi lạnh, quy vào 3 kinh Phế, Can và Đại tràng, có tác dụng lương huyết, cầm máu, sát trùng, thanh thấp nhiệt, làm đen râu tóc...
Dưới đây là những bài thuốc dùng đến trắc bá diệp:
- Biểu hiện: Sốt, ho ra đờm có huyết, miệng khô, mũi ráo...
- Bài thuốc: Lá Trắc bá diệp, lá Ngải cứu tươi mỗi vị 20g; cỏ Nhọ nồi, lá Sen tươi mỗi vị 40g. Nước 600ml sắc còn 300ml, người lớn chia uống 2 lần trong ngày.
Lá Trắc bá diệp (sao đen), hoa Kinh giới (sao đen), Hoa hoè (sao đen) mỗi vị 30g; Chỉ xác (bỏ ruột) 20g;
Sấy khô các vị thuốc trên rồi tán nhỏ, rây kỹ, cho vào lọ nút kín; người lớn mỗi lần uống 8g với nước đun sôi để nguội.
Hoặc dùng bài: Trắc bách diệp sao đen, lá đơn đỏ, vỏ ổi giộp, hoa hòe (có thai không dùng hoa hòe).
Nếu đau bụng: thêm Gừng, Ngải cứu.
Cầm máu khi chảy máu chân răng, chảy máu cam, thổ huyết, đi tiểu ra máu, đi tiêu ra máu vì bệnh kiết ly, phụ nữ bị băng huyết.
Thường dùng 30g rau má, 15g có nhọ nồi, lá trắc bá, sao sắc nước uống.
Lá đỗ quyên, lá trắc bá diệp còn tươi giã nát. Trộn với lòng trắng trứng gà, cùng mật ong rồi đắp lên vùng bị tốn thương.
Trắc bá diệp tươi (lấy cả quả non) 25 - 35g, xắt nhỏ cho vào 60 - 75% cồn 100ml, 7 ngày sau lọc nước dùng, xát vào chỗ rụng tóc, ngày 3 - 4 lần. Đã trị 160 ca, kết quả tốt 33 ca, có kết quả 91 ca, tỷ lệ kết quả 77,5%.
Hoặc trị Tóc không mọc: Trắc bá diệp phơi chỗ rợp, tán bột, trộn dầu vừng bôi lên.
Dùng Trắc bá diệp 200 - 300g, rửa sạch giã nát gia lòng trắng trứng gà trộn đều đắp vùng đau, mỗi ngày 7 - 8 lần, thường trong 1 ngày là hết phù, đã trị 50 ca, trừ 2 ca nhiễm khuẩn dùng thêm trụ sinh, còn 48 ca chỉ đắp thuốc 1 - 2 ngày là khỏi.
- Củ sắn dây 20g - Cỏ mực 20g
- Trắc bá diệp (sao đen) 20g
- Mạch môn (bỏ lõi) 20g - Lá tre 20g
- Phấn lọ chảo 4g
Củ sắn dây, lọ chảo tán bột mịn, các vị khác nấu thành cao đặc, nhào bột kể trên làm viên.
Chữa nôn ra máu do bệnh dạ dày, liều kể trên dùng trong một ngày chia 3 lần uống, khi dùng hòa tan với nước sôi, để ngấm thuốc rồi uống.
Xấu hổ, cỏ xước mỗi vị 20g,
Hương phụ, Cúc tần, Lá trắc bá, Mần tưới, Nam mộc hương mỗi vị 16g. Sắc uống.
Ngoài ra, trắc bá diệp còn được dùng trong các bài thuốc trị xuất huyết do loét dạ dày tá tràng, trĩ xuất huyết, bệnh ngoài da, ho gà, lao phổi...
Người xưa cũng lưu ý khi dùng cây trắc bá diệp:
Bệnh về mùa xuân hái lá hướng Đông Bệnh về mùa hè hái lá hướng Nam Bệnh về mùa thu hái lá hướng Tây Bệnh về mùa đông hái lá hướng Bắc.
────────
Trên đây là những bài thuốc dùng đến vị thuốc trắc bá diệp, nếu thấy hữu ích hãy chia sẻ bài viết này cho nhiều người cùng biết bạn nhé. Cảm ơn bạn!