Cây lá bỏng (sống đời) được trồng làm cảnh và cũng được dùng làm thuốc, có vị hơi chua, nhạt, chát, tính mát, qui vào kinh can, có tác dụng giải độc tiêu thũng, hoạt huyết chỉ thống, bạt độc sinh cơ.
─────
- Tên khoa học: Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers. (Cotylelon pinnata Lam.),
- Họ khoa học: Thuộc họ Thuốc bỏng - Crassulaceae.
- Tên khác: Thuốc bỏng, Sống đời, Lạc địa sinh căn, Diệp sinh căn, Thổ tam thất, Trường sinh, Đả bất tử, Sái bất tử.
- Tên tiếng Trung: 落地生根 (Lạc địa sinh căn).
─────
Cây lá bỏng thuộc dạng cây thảo cao khoảng 20-60cm. Thân tròn, nhẵn, mọng nước, có đốm tía. Lá đơn hoặc 3 - 4 lá chét dày, mép có răng cưa đều hình tròn, các vết khía ở mép lá có thể ra rễ để hình thành cây con, vì vậy lá cây bỏng có thể được trồng bằng lá. Cuống lá có sắc tố tím dài 5 - 9cm, lá mọc đối chéo chữ thập. Hoa màu đỏ hay vàng cam mọc thành xim rũ xuống trên một cán dài ở ngọn thân hay ở nách lá. Cây ra hoa tháng 2-5.
─────
Toàn cây lá bỏng đều có thể dùng làm thuốc.
Lá chứa acid malic, isocitric, citric, succinic, fumaric, pyruvic, oxalacetic, lactic, oxalic và một số acid hữu cơ khác. Còn có các glucosid flavonoic như quercetin 3-diarabinosid, kaempferol 3-glucosid, các hợp chất phenolic bao gồm acid p-cumaric, syringic, cafeic, p-hydroxeybenzoic.
─────
Đông y đánh giá cây lá bỏng có vị hơi chua, nhạt, chát, tính mát, qui vào kinh can, có tác dụng giải độc tiêu thũng, hoạt huyết chỉ thống, bạt độc sinh cơ. Dưới đây là những kinh nghiệm dân gian sử dụng cây lá bỏng làm thuốc:
Lá cây sống đời giã nát để đắp buộc lên vết thương.
Chiều cao cây từ 20-60cm
Dịch lá sống đời uống vào sáng và tối, mỗi lần 60ml (20 - 25 lá).
Xem thêm: Cách dùng thầu dầu tía trị bệnh trĩ rất hiệu nghiệm
Rau Sam, lá sống đời, mỗi vị 5-6g nhai sống hay sắc uống. Nếu lòi dom và lỗ hậu môn lồi, nấu nước Bồ kết ngâm rửa và giã lá Thuốc bỏng đắp ngoài.
Uống dịch lá cây lá bỏng ngày 2 lần, mỗi lần 60ml.
Trong uống dịch lá sống đời, sáng tối, mỗi lần 20 - 25ml. Ngoài đắp rửa bằng nước lá cây tười giã nhuyễn.
Trong uống, ngoài đắp rửa bằng ngọn non và lá cây lá bỏng.
Trong uống, ngoài xoa đắp rửa như bài 6.
Lá cây lá bỏng, Nghể răm, lá Ké, Bồ hòn nấu nước xông và tắm. Trong dùng lá Ké đầu ngựa sắc uống.
Cây lá bỏng có rất nhiều công dụng
Rễ hoặc lá non (rễ tốt hơn) đem rửa sạch, giã lấy nước nhỏ vào bên tai bị bệnh, ngày 1 lần.
(Theo dõi video dưới đây)
Nhai ngậm lá bỏng Cúm, sổ viêm mũi xoang: vò lá bỏng nhét vào lỗ mũi, nhỏ dịch lá bỏng.
* Uống thường xuyên sáng tối dịch lá bỏng mỗi lần 60 - 80ml cũng rất tốt cho chứng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, ho, ho lao, ho ra máu.
Ngày đầu mỗi ngày uống 3 - 4 lần 100ml. Ngày sau 2 lần. Mỗi lần 60ml cho đến khi khỏi.
Uống ngày 3 lần, mỗi lần 100ml liên tục. Dùng lá trong bóng râm có nhiều vị chua.
Không chảy máu uống 60ml vào sáng tối, có chảy máu các ngày đầu 3 - 4 lần với liều 100ml (khoảng 35 lá) cho cầm, sau đó ngày 2 lần, mỗi lần 60ml.
Trong uống dịch, ngoài xoa đắp bã lá bỏng sẽ tiêu viêm, giảm đau.
Người lớn nhai ngậm nuốt hoặc trẻ em uống dịch lá bỏng đều ngủ ngon giấc.
Ngày uống 2 lần mỗi lần 60ml dịch lá cây lá bỏng sẽ lợi tiểu, giảm nhịp tim, ngủ tốt hạ huyết áp, hết nhức đầu.
Uống ngày 2 - 4 lần, mỗi lần 30ml dịch lá bỏng.
Xem thêm: Chua me đất cây thuốc tốt giúp hạ sốt
Dịch lá bỏng, cho trẻ uống ngày 2 lần, mỗi lần 60ml.
Trong uống dịch ngoài xoa xát rửa bằng bã lá bỏng giã nhuyễn.
Uống ngày 2 lần dịch lá bỏng, mỗi lần 60ml.