Cây thài lài tía mọc hoang ở các tỉnh miền núi nước ta, do có màu sắc bắt mắt mà nhiều người đã dùng cây này làm cảnh, tuy nhiên đây cũng là vị thuốc tốt được sử dụng trong dân gian.
─────
- Tên thường gọi: Thài lài tía
- Tên khoa học: Tradescantia zebrina Hort. ex London (Zebrina pendula Schnizl.)
- Tên khác: Rau trai tía, Co hồng trai, Chạ pi đeng, Biển súc, Phiéc đa đeng (Tày), Xa phón sí (Dao)
- Họ khoa học: Commelinaceae.
─────
Thài lài tía là cây mọc hoang nhiều ở các vùng núi đá, cây ưa bóng mát, gần chân núi. Thài lài tía là loại cỏ mập bò, có thân phân nhánh và bén rễ ở các mấu. Lá mọc so le, có bẹ, phiến lá hình bầu dục, chóp nhọn, mặt trên màu lục, có sọc trắng - lục đối xứng ở mép và ở giữa, lằn giữa và mặt dưới đỏ tía, bẹ có lông, mặt dưới có 1 màu tím. Hoa nhỏ, xanh tía hay hồng, 1-2 cái ở chót nhánh, 2 lá bắc, cánh hoa dính nhau, 6 nhị bằng nhau. Quả nang nhỏ chứa nhiều hạt có áo hạt.
Tránh nhầm lẫn cây thài lài tía với cây thài lài tím (Mời bạn xem video ở cuối bài viết để phân biệt 2 cây này)
Cây thài lài tía
─────
Toàn cây – Herba Tradescantiae Zebrinae. Thu hái toàn cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
─────
- Tính vị: Thài lài tía có vị ngọt, tính hàn, hơi độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu tiêu thũng, lương huyết, trừ ho.
- Công dụng:
+ Lá non có thể luộc làm rau ăn. Cây được dùng làm thuốc chữa kiết lỵ, đái buốt, táo bón. Liều dùng 30-40g cây khô sắc uống. Dùng ngoài lấy cây tươi giã đắp hàn vết thương, chữa tụ máu sưng tấy, mụn nhọt, chốc lở.
+ Ở Vân Nam (Trung Quốc) cây được dùng chữa thủy thũng, sỏi niệu đạo, viêm họng, viêm ruột ỉa chảy, ho, thổ huyết, mắt đỏ sưng đau, bỏng lửa, bạch đới, đái đục, bệnh lậu, lỵ, mụn nhọt độc, phong nhiệt đau đầu.
Mặt dưới lá cây thài lài tía
─────
Thài lài tía tươi 1kg, Hoa mào gà đỏ, Rau má mỗi vị 500g, Cỏ mực, Huyết dụ mỗi loại 200g, Mộc tặc 100g. Các vị đem sao vàng, hạ thổ, tán nhỏ thành bột rồi hồ thành viên bằng đầu ngón tay. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 viên.
Thài lài tía 30g, Mộc thông hay Mã đề 20g, sắc uống.
Thài lài tía, Sống đời (Cây lá bỏng), mỗi vị 20g-30g, giã tươi, thêm nước, vắt lấy nước cốt uống, bã đắp vào chỗ sưng.
Lá và rễ Thài lái tía; Cây Mã đề; Lá và cây Cối xay; Rau má; Lá Hàn the; Rễ Cỏ xước; Rễ Cỏ tranh mỗi vị 30g tươi. (Nếu dùng khô liều lượng giảm còn 1/3 = mỗi vị 10g).
Tất cả các vị sao qua hạ thổ, để nguội. Cho vào 800ml nước, sắc lấy 200ml nước thuốc, chia uống 2 lần trong ngày. Ngày uống 1 thang.
Chủ trị:
Đái buốt do có sỏi (Thạch lâm): Vùng bọng đái căng tức, mót đi đái nhưng khi đi đái nước tiểu không ra được, thậm chí đau buốt ngọc hành, có khi đái ra máu hoặc ra sạn như cát (đây là do thấp nhiệt tích lại ở bỏng đái gây nên).