Cốt toái bổ là cây thuốc quý, củ có hình dáng con tắc kè ôm đá hoặc thân cây nên còn có tên khác là cây tắc kè đá.
─────
- Tên khoa học: Drynaria (cốt toái bổ) Davallia.
- Tên thường gọi: Tắc kè đá,
- Tên khác: cây tổ rồng, cây tổ phượng, tổ diều, bổ cốt toái, co tạng tó, co in tó.
- Tên dược: Rhizoma drynariae.
- Tên thực vật: Drynaria frotunei (Kunze) J. Sm.
- Tên Trung Quốc: 骨碎補
─────
Cốt toái bổ là cây phụ sinh mọc bám lên trên các vách đá, hốc đá, gốc hay cành cây trên rừng. Phân bố nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc, nơi có núi các dãy núi đá như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hòa Bình… Khi đi rừng rất dễ nhận biết cây cốt toái bổ vì đặc điểm tự nhiên khá khác biệt với các loài cây khác.
- Lá cứng màu xanh, nhẵn, xẻ thùy lông chim, dài từ 30 – 45 cm.
- Cây sống lâu năm, có thân rễ dạng mầm, thịt màu xanh mọng nước. Bề mặt bên ngoài phủ nhiều rễ, vẩy và các lá già của cây.
Lá và củ cây cốt toái bổ (tắc kè đá)
─────
- Thu hái cốt toái bổ từ tháng 4 đến tháng 8 âm lịch hàng năm, hoặc cũng có thể người dân tranh thủ những khi dỗi việc nhà nông lên rừng thu hái về.
- Bộ phận dùng làm thuốc là phần thân rể (củ).
- Cách chế biến: Loại bỏ lá già, vẩy, rễ bám trên bề mặt đem rửa sạch. Cắt, thái lát thành từng miếng nhỏ, phơi khô, có thể đồ lên sau đó mới phơi khô để bảo quản được lâu hơn. Phương pháp dùng tươi thì chỉ cần cạo vỏ rửa sạch giã nát đắp vào chỗ bị thương.
Củ cốt toái bổ tươi sát miếng mỏng
─────
YHCT đánh giá cốt toái bổ có vị đắng, tính ấm, quy vào 2 kinh can và thận, có tác dụng bổ thận, mạnh gân xương, hoạt huyết và cầm máu, được dùng trong các bài thuốc trị thận hư, xương khớp, an thần, giảm đau, phòng ngừa lipid huyết cao, làm giảm lipid máu cao và phòng ngừa được chứng xơ mỡ mạch. Dưới đây là những bài thuốc dùng đến vị thuốc cốt toái bổ:
- Tẩu mã tán: Cốt toái bổ, lá sen tươi, lá Trắc bá diệp tươi, quả Bồ kết tươi, lượng bằng nhau, tán nhỏ, mỗi thứ 12g, ngày 2 lần, hãm nước sôi uống hoặc đã đắp ngoài.
- Tiếp cốt tán: Cốt toái bổ, Huyết kiệt, Bằng sa, Đương qui, Nhũ hương, Một dược, Tục đoạn, Đồng tự nhiên, Đại hoàng, Địa miết trùng, lượng bằng nhau, tán bột trộn Vaselin bôi vùng đau. Bài thuốc có tác dụng làm liền xương nhanh.
- Cốt toái bổ.........16g;
- Cẩu tích, củ mài đều....20g;
- Tỳ giải, đỗ trọng đều...16g;
- Rễ gối hạc, rễ cỏ xước, dây đau xương, thỏ ty tử đều....12g.
Sắc uống ngày một thang.
- Cốt toái bổ.....12g;
- Đảng sâm, hoài sơn, ba kích đều...16g;
- Cẩu tích, tục đoạn, hoàng kỳ, bạch truật, đương quy, mẫu lệ đều... 12g;
- Thiên niên kiện 10g.
Sắc uống ngày một thang hoặc nấu cao lỏng uống.
Củ cốt toái bổ khô
Dùng độc vị củ Cốt Toái Bổ tươi làm sạch, giã nhỏ, cho thêm ít nước vo gạo, gói vào lá chuối rồi vùi vào đống tro bếp nóng khoảng 10 - 15' cho mềm, đắp lên các chỗ đau, bó lại.
Thay thuốc bó nhiều lần trong ngày.
Có thể thêm: Lá chè, lá dâu tằm, búp ổi, lá cây mua...
Cốt Toái Bổ, hy thiêm, kê huyết đằng, thổ phục linh, thạch cao, đan sâm, sinh địa, rau má, uy linh tiên, khương hoạt, độc hoạt, thiên hoa phấn mỗi vị đều12g, cam thảo 4g.
Sắc uống ngày một thang.
6. Chữa phong thấp đau nhức thuộc huyết:
Cốt toái bổ 40g, rễ gắm 120g, vỏ chân chim 100g, rễ rung rúc 80g; rễ bươm bướm (bạch hoa xà), rễ chiên chiến, mỗi vị 60g; xích đồng nam, bạch đồng nữ, tiền hồ, ô dược, cỏ xước, rễ bưởi bung, mỗi vị 40g.
Dược liệu nấu thành cao đặc; ngâm trong 2 lít rượu trắng 40 độ. Ngâm trong 3 ngày. Lọc lấy dịch trong, mỗi lần uống 30ml, ngày uống 2 lần.
Cốt toái bổ 9g, giã nát ngâm vào 100ml cồn 95%, 3 ngày đem xát vùng chai có kết quả (Tạp chí Trung y 1964,8:37). Liều thường dùng: 10 - 20g Khô/ người/ngày
Bột Cốt toái bổ vừa đủ sao đen xát vào răng.
hoặc dùng bài Gia vị Địa hoàng hoàn:
Cốt toái bổ..............16g
- Thục địa................16g,
- Phục linh, Sơn thù, Sơn dược, Trạch tả, Đơn bì đều....12g,
- Tế tân.....................2g.
Sắc nước uống, ngày 1 thang.
Mỗi ngày dùng Cốt toái bổ 30g, sắc nước, phân 2 lần uống, tác giả theo dõi 32 ca tai ù do streptomycin, kết quả tốt (Tạp chí Y trung nguyên 1987,2:33).
─────
1. Thận trọng và chống chỉ định:
Không dùng cốt toái bổ (không dùng trong) cho các trường hợp thiếu âm kèm nhiệt nội và các triệu chứng ứ máu.
2. Kiêng kỵ:
Người âm hư, huyết hư (không dùng trong).